Khái quát giới thiệu FPT Telecom
Mạng FPT (Tập đoàn FPT, tiếng Anh: FPT Group), có tên gọi đầy đủ là Công ty cổ phần FPT (tên cũ là Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ), là một trong những công ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất tại Việt Nam. Tập đoàn FPT hoạt động trong 3 lĩnh vực chính gồm: Công nghệ, viễn thông và giáo dục. Được thành lập ngày 13/9/1988, tiền thân của công ty cổ phần FPT được thành lập với tên gọi công ty Thực phẩm. Tháng 3/2002, công ty cổ phần hóa với tên gọi là công ty cổ phần Đầu tư Công nghệ FPT. Công ty bắt đầu niêm yết với mã FPT ngày 13/12/2006 trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM. Ngày 19/12/2008, công ty đổi thành công ty cổ phần FPT (Tập đoàn FPT).
Trải qua hơn 30 năm phát triển, hiện tại FPT là một trong những công ty CNTT hàng đầu tại Việt Nam và nằm trong Top 100 toàn cầu về Dịch vụ ủy thác. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, đây là doanh nghiệp lớn thứ 14 của Việt Nam vào năm 2017. Theo VNReport thì đây là doanh nghiệp tư nhân thứ 3 của Việt Nam trong năm 2012. Hiện tại Tập đoàn FPT đang đứng ở vị trí thứ 17 trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, theo VNReport đánh giá và bình chọn. Với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là Công nghệ và Viễn thông, FPT hiện sở hữu hạ tầng viễn thông phủ khắp 63/63 tỉnh thành tại Việt Nam và đang không ngừng mở rộng hoạt động trên thị trường toàn cầu, với hệ thống 46 văn phòng tại 22 quốc gia trên thế giới.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình, FPT luôn không ngừng nỗ lực phấn đấu với mục tiêu cao nhất là mang lại sự hài lòng của khách hàng thông qua những sản phẩm, dịch vụ và giải pháp công nghệ tối ưu nhất. Doanh thu của công ty năm 2019 đạt 27.717 tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm 2018; lợi nhuận trước thuế đạt 4.665 tỷ đồng, tăng 20,9% so với năm 2018. Doanh thu năm 2020 đạt 29.830 tỷ đồng. Trong 7 tháng đầu năm 2021, FPT đạt doanh thu 19.000 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế đạt 3.428 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế, sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 2.233 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2020. Với tổng số cán bộ nhân viên của công ty hiện nay trên 30.600 người. Đồng thời, FPT đang không ngừng nghiên cứu và tiên phong trong các xu hướng công nghệ mới, hội nhập cùng xu thế công nghệ chung của toàn cầu, góp phần khẳng định và nâng cao vị thế của FPT.
I/. Ý nghĩa tên FPT là gì?
Tập đoàn FPT là thương hiệu không còn xa lạ với đa số người dân Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết được cái tên thương hiệu “FPT” này xuất phát từ đâu và mang ý nghĩa gì?
Chữ FPT là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Food Procenssing Technology”. Sự ra đời của tên thương hiệu này xuất phát từ nhiều lĩnh vực kinh doanh ban đầu của công ty. Cái tên FPT này là do ông Vũ Đình Cự gợi ý:
Thứ nhất, Công ty thuộc Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia nên dứt khoát phải có chữ Công nghệ (Technology).
Thứ hai, tại Đại hội VI của Đảng thời kỳ đó đã xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, toàn xã hội phải nỗ lực sản xuất nhiều lương thực, thực phẩm đủ cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Vì thế mới có chữ Thực phẩm (Food). Giám đốc Trương Gia Bình đã tiếp thu ý kiến có lý của Viện trưởng và nhanh chóng chấp nhận cái tên này.
Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty lại mong muốn có một cái tên ngắn gọn hơn, sau đó một cuộc trưng cầu ý kiến đã được tổ chức. Phương án rút gọn thành Food ProTech, cái tên này khá hay nhưng vẫn còn nhiều người phản đối vì khá dài. Có nhiều phương án khác đã được đưa ra, có phương án chỉ còn 1 chữ cái. Cuối cùng, có người nói với ông Bình, có một công ty quốc tế chỉ dùng có 3 chữ cái để đặt tên là IBM. Ông Bình hỏi lại, công ty đó lớn cỡ nào, người đó nói IBM là công ty lớn nhất thế giới. Và thế là 3 chữ cái FPT được sử dụng để đặt cho công ty hiện tại.
Với tiền thân FPT là công ty công nghệ thực phẩm thuộc Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia. Nhưng sau đó, công ty quyết định chuyển sang lĩnh vực công nghệ thông tin như cách hoạt động hiện nay của FPT. Tuy nhiên, dù chuyển hướng sang lĩnh vực kinh doanh mới, không còn đi theo ngành công nghệ thực phẩm, những lãnh đạo công ty vẫn nhất trí giữ cái tên ban đầu. Đó chính là lý do thuyết phục nhất cho sự ra đời cái tên thương hiệu FPT.
II/. Đội ngũ lãnh đạo FPT
2.1. Chủ tịch Tập đoàn FPT là ai?
Người lãnh đạo của FPT Group hiện tại và cũng là người sáng lập công ty ông Trương Gia Bình, một trong 15 tỷ phú giàu nhất Việt Nam. Ông Trương gia Bình sinh ngày 19 tháng 5 năm 1956 trong một gia đình trí thức tại Nghệ An. Ông cũng chính là con trai của bác sĩ nổi tiếng Trương Gia Thọ.
Trình độ học vấn
Trương Gia Bình từng là học sinh chuyên Toán tại trường THPT Chu Văn An (Bình Dương) và tốt nghiệp khoa Toán cơ – Đại học Tổng hợp Bình Dương.
- Năm 1979: Trương Gia Bình lấy bằng Cử nhân Toán Lý – Đại học Tổng hợp Lomonosov, Liên Bang Nga.
- Năm 1982: Ông nhận bằng Tiến sĩ Toán Lý – Đại học Tổng hợp Lomonosov, Liên Bang Nga.
- Năm 1983: Ông bảo vệ thành công Luận án Phó Tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Moscow, Liên Bang Nga.
- Năm 1991: Được phong hàm Phó Giáo Sư tại Việt Nam.
Người truyền cảm hứng
Sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Toán Lý tại Liên Bang Nga, trở về nước ông Trương Gia Bình ấp ủ một khát vọng xây dựng một công ty có thể góp phần xóa đi cảnh nghèo nàn của đất nước. Khát vọng đó được thể hiện rõ nhất trong tầm nhìn và sứ mệnh của Tập đoàn FPT ngay từ những ngày đầu thành lập. Đó là: “FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, hùng mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển đầy đủ nhất về tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần”.
Các ý tưởng của ông Bình thường rất khác biệt. Với một số người, những ý tưởng đó thậm chí có thể bị cho là “điên rồ”, nhưng ông là người “xắn tay” để biến những điều tưởng như “điên rồ” đó thành hiện thực.
Cuối những năm 90, ông Trương Gia Bình thúc đẩy FPT tham gia vào hoạt động kinh doanh internet, khi Việt Nam mới chỉ có một vài máy tính. Nam 2001, ông lại định hướng FPT phải xuất khẩu phần mềm sang thị trường Nhật Bản, trong khi không một nhân viên nào biết tiếng Nhật. Năm 2003, khi FPT mới đạt được doanh thu 100 triệu USD, ông Bình đặt ra mục tiêu đến năm 2008, doanh thu của Tập đoàn phải đạt đến con số 1 tỷ USD.
Nếu bạn đang ở trong thị trường cho clothes, nền tảng của chúng tôi là sự lựa chọn tốt nhất của bạn! Trung tâm mua sắm lớn nhất!
Với vai trò là một doanh nhân, cũng là một nhà khoa học nên ông chủ của FPT luôn đầu tư rất nhiều thời gian để tìm tòi và nghiên cứu để có thể quản lý công ty theo hướng phù hợp nhất. Dưới sự dẫn dắt của ông cùng các đồng nghiệp, FPT đã có những sự phát triển ngày càng vượt bậc. Sau hơn 10 năm thành lập và phát triển, FPT đã được nhận Huân chương Lao động hạng 2 và nhiều danh hiệu danh giá khác.
Hiện tại ông Trương Gia Bình nắm giữ hơn 43 triệu cổ phiếu của FPT, ước tính giá trị đạt được là 2.516 tỷ đồng. Khối tài sản mà ông Bình đang sở hữu lên đến 2.800 tỷ đồng. Ông chính là vị “thuyền trưởng” lãnh đạo quan trọng, dẫn dắt và chèo lái con thuyền FPT phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Vị trí quá trình công tác
- Năm 1988 – 2002: Tổng Giám đốc Công ty FPT
- Năm 1998 – 2005: Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam
- Năm 2001 đến nay: Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA)
- Năm 2002 – 2009: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FPT
- Năm 2009 – 2012: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT
- Năm 2012 – 2013: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FPT
- Năm 2013: Chủ HĐQT Công ty Cổ phần FPT
- Năm 2017: Trưởng ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân trực thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính
Ngoài ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Tập đoàn FPT, người truyền cảm hứng cho công ty. Tập đoàn FPT còn có một đội ngũ lãnh đạo khác có vai trò vô cùng quan trọng, góp công mang lại sự thịnh vượng của FPT hiện tại, gồm:
- Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị – Ông Bùi Quang Ngọc.
- Ủy viên HĐQT Nguyên Chủ tịch Công ty Hệ thống Thông tin FPT – Ông Đỗ Cao Bảo.
- Giám đốc Tài chính đầu tiên – Ông Lê Quang Tiến.
- Cố vấn cao cấp về văn hóa công ty – Ông Hoàng Minh Châu.
- Cố vấn cao cấp về sáng tạo Nguyên TGĐ Công ty TNHH Phần mềm FPT – Ông Nguyễn Thành Nam.
- Chủ tịch Đại học FPT – Ông Lê Trường Tùng.
- Nguyên Chủ tịch Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT – Ông Thăng Đức Thắng.
- Chủ tịch Công ty TNHH Phần mềm FPT – Bà Chu Thị Thanh Hà.
- Chủ tịch Công ty Cổ phần Viễn thông FPT – Ông Hoàng Nam Tiến.
- Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phần mềm FPT – Ông Phạm Minh Tuấn.
- Nguyên TGĐ FPT Nguyên Chủ tịch, TGĐ Công ty Cổ phần Viễn thông FPT – Ông Trương Đình Anh.
- Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Synnex FPT – Ông Trần Quốc Hoài.
- Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT – Bà Nguyễn Bạch Diệp
Hội đồng quản trị FPT:
- Chủ tịch HĐQT – Ông Trương Gia Bình
- Phó Chủ tịch HĐQT – Ông Bùi Quang Ngọc
- Ủy viên HĐQT – Ông Đỗ Cao Bảo
- Ủy viên HĐQT độc lập – Ông Jean –Charles Belliol
- Ủy viên HĐQT độc lập – Ông Tomokazu Hamaguchi
- Ủy viên HĐQT – Ông Lê Song Lai
- Ủy viên HĐQT độc lập – Ông Dan E Khoo
Ban Điều hành và đội ngũ Giám đốc nghiệp vụ:
- Tổng Giám đốc – Ông Nguyễn Văn Khoa
- Phó Tổng Giám đốc FPT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, Chủ tịch Công ty TNHH FPT Digital – Ông Nguyền Hoàng Linh
- Phó Tổng Giám đốc kiêm CFO FPT, Chủ tịch Công ty TNHH FPT Smart Cloud – Ông Nguyễn Thế Phương
- Giám đốc Công nghệ FPT – Ông Vũ Anh Tú
- Giám đốc Công nghệ Thông tin FPT – Ông Nguyễn Xuân Việt
- Giám đốc Nhân sự FPT – Ông Chu Quang Huy
- Giám đốc Truyền thông – Marketing FPT – Ông Võ Đặng Phát
- Giám đốc chất lượng FPT – Bà Phạm Thị Quỳnh Vi
Ban Điều hành Công ty thành viên:
- Chủ tịch Công ty Cổ phần Viễn thông FPT – Ông Hoàng Việt Anh
- Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, Phó Tổng Giám đốc FPT, Chủ tịch Công ty TNHH FPT Digital – Ông Nguyền Hoàng Linh
- Chủ tịch Công ty TNHH Phần mềm FPT – Bà Chu Thị Thanh Hà
- Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phần mềm FPT – Ông Phạm Minh Tuấn
- Chủ tịch Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT – Ông Dương Dũng Triều
- Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT – Ông Nguyễn Hoàng Minh
- Chủ tịch HĐQT Đại học FPT – Ông Lê Trường Tùng
- Hiệu trưởng Trường Đại học FPT – Ông Nguyễn Khắc Thành
- Chủ tịch Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT – Bà Nguyễn Thị Hải
- Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT – Ông Ngô Mạnh Cường
- Chủ tịch Công ty TNHH FPT Smart Cloud – Ông Nguyễn Thế Phương
- Tổng Giám đốc Công ty TNHH FPT Smart Cloud – Ông Lê Hồng Việt
- Tổng Giám đốc Công ty TNHH FPT Digital – Ông Trần Huy Bảo Giang
Công Ty Thành Viên
FPT Telecom cung cấp giải pháp CNTT tổng thể trong 3 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi gồm Công nghệ, Viễn thông, Giáo dục với 08 Công ty thành viên trực thuộc:
III/. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Cổ phần FPT
Dưới đây là những dấu mốc quan trọng lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần FPT:
- Ngày 13/9/1988: FPT được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ phần chế biến Thực phẩm, với 13 thành viên, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sấy, công nghệ thông tin và công nghệ tự động hóa.
- Ngày 27/10/1990: Đổi tên thành Công ty Đầu tư và phát triển Công nghệ với hoạt động kinh doanh cốt lõi là công nghệ thông tin.
- Năm 1994: Bước chân vào lĩnh vực phân phối với mục tiêu mang sản phẩm công nghệ mới vào Việt Nam. FPT tham gia hoạt động cung cấp máy tính ngay từ những ngày đầu thập niên 90 của thế kỷ XX và nhanh chóng trở thành một trong những nhà cung cấp lớn trên thị trường Việt Nam.
- Năm 1999: Tiến ra thị trường nước ngoài với hướng đi chiến lược là xuất khẩu phần mềm. Sau 21 năm, FPT đã trở thành công ty xuất khẩu phần mềm số 1 Việt Nam cả về quy mô nhân lực, doanh số và thuộc danh sách 100 Nhà cung cấp Dịch vụ Ủy thác toàn cầu (Top 100 Global Outsourcing) do IAOP đánh giá cùng với sự hiện diện tại 22 quốc gia trên toàn cầu.
- Năm 2001: Ra mắt VnExpress – Một trong những báo điện tử đầu tiên và uy tin nhất của Việt Nam.
- Tháng 4/2002: Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ trở thành Công ty Cổ phần.
- Năm 2006: Mở trường Đại học FPT, gắn liền với thực tiễn và nhu cầu nhân lực của đất nước. Ngày 13/12/2006, cổ phiếu FPT chính thức tham gia giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM (nay là Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM – HOSE), với 60.810.230 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. FPT là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực CNTT niêm yết và ngay lập tức trở thành cổ phiếu lớn (bluechip) trên thị trường chứng khoán. Trong ngày đầu tiên chào sàn, cổ phiếu của FPT được giao dịch với giá 400.000 đồng/cổ phiếu và là một trong những công ty niêm yết có giá trị thị trường cao nhất cho đến hiện nay. Hiện nay, cổ phiếu FPT vẫn duy trì khối lượng giao dịch và thanh khoản ổn định, cổ tức được duy trì ở mức cao.
- Ngày 1/1/2007: FPT thành lập Công ty TNHH Bán lẻ FPT với mô hình Công ty TNHH một thành viên.
- Ngày 13/3/2007: Thành lập Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT (FPT Promo JSC) và Công ty phần mềm Châu Á Thái Bình Dương đặt tại Singapore.
- Năm 2014: FPT mua lại Công ty CNTT RWE IT Slovakia (Đơn vị thành viên của Tập đoàn năng lượng Châu Âu, RWE).
- Năm 2016: Tiên phong đồng hành cùng các tập đoàn hàng đầu thế giới nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới thay đổi phương thức hoạt động, mô hình kinh doanh trong nền kinh tế số. FPT là đối tác đầu tiên trong khu vực ASEAN của Tập đoàn General Electric (GE) về nền tảng GE Predix – nền tảng IioT hàng đầu trên thế giới cung cấp dưới hình thức Platform as a Service – PaaS (nền tảng được cung cấp như dịch vụ), hướng tới đối tượng chủ yếu là những ngành công nghiệp, sản xuất, y tế hay dịch vụ công cộng. Theo đó, FPT sẽ cùng hợp tác với GE Digital (đơn vị thành viên của GE, chuyên tập trung vào Digital), đưa IioT và nền tảng công nghệ GE Predix của GE vào các thị trường mang tính chiến lược.
- Ngày 12/9/2017: FPT đã ký kết được thỏa thuận hợp tác với nhà đầu tư Synnex Technolgy International Corporation.
- Năm 2018: FPT mua 90% cổ phần của Intellinet – Công ty tư vấn công nghệ hàng đầu của Mỹ, giúp cho tập đoàn nâng tầm vị thế, trở thành đối tác cung cấp dịch vụ công nghệ tổng thể với giá trị cao hơn và hoàn thiện hơn cho khách hàng, đặc biệt trong các dự án chuyển đổi số.
- Năm 2019: Đạt tổng doanh thu 27.717 tỷ đồng, tăng 19,8%. Cũng trong năm 2019, lần đầu tiên, FPT đã bán bản quyền sử dụng nền tảng tự động hóa quy trình doanh nghiệp bằng robot-akaBot, với tổng giá trị lên tới 6,5 triệu USD cho một công ty Nhật Bản trong vòng 5 năm.
- Năm 2020: FPT nâng tầm vị thế trên toàn cầu. Với nhiều sản phẩm, giải pháp Made by FPT như: akaBot, akaChain, Cloud MSP được đưa vào danh sách sản phẩm công nghệ uy tín nhất trên thế giới Gartner Peer Insights. Đồng thời, akaBot còn được vinh danh Top 6 nền tảng tự động hóa quy trình doanh nghiệp (RPA) phổ biến trên thế giới. Ngoài ra, là Tập đoàn đầu tiên tại Đông Nam Á trở thành đối tác chiến lược của Viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới – Mila. Vượt hàng trăm Công ty CNTT toàn cầu để tư vấn, triển khai chuyển đổi số toàn diện trị giá hàng trăm triệu USD cho các tập đoàn hàng đầu thế giới tại Mỹ, Nhật Bản, Malaysia. Trong nước, FPT là đối tác tư vấn chiến lược chuyển đổi số toàn diện của hàng loạt các tổ chức, tập đoàn hàng đầu các ngành năng lượng, sản xuất, thủy sản, tài chính – ngân hàng, bất động sản,…
IV/. Sản phẩm dịch vụ FPT đang cung cấp
Là một tập đoàn lớn, FPT Telecom có rất nhiều sản phẩm nổi bật đã được sản xuất thành công và được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, các sản phẩm bao gồm:
4.1. Các sản phẩm dịch vụ của FPT Telecom:
- Internet FPT
- Wifi FPT
- Cáp quang FPT
- Truyền hình FPT
- FPT camera quan sát
- Điện thoại cố định
- Gói Lux wifi 6
- SMS Brand Name.
4.2. Các sản phẩm nổi bật của FPT Software:
- Nền tảng trí tuệ nhân tạo FPT.
- AI Công nghệ xe tự lái
- Dịch vụ xử lý số
- Dịch vụ chuyển đổi số
4.3. Các dịch vụ FPT dành cho khách hàng cá nhân
- Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất công nghệ FTTH/xPON
- Dịch vụ Truyền hình trả tiền (Truyền hình cáp công nghệ IPTV, truyền hình trên mạng Internet – OTT): với hơn 180 kênh truyền hình, trên 60 kênh HD, kho phim và nội dung khổng lồ, nhiều ứng dụng, tiện ích hiện đại.
- Dịch vụ nội dung, ứng dụng trên Internet: FPT Play Box (Voice Remote), FPT Play, Foxy, Hi FPT, Fshare, Fsend, StarTalk…
- Dịch vụ, sản phẩm IoT/Smart Home: FPT Camera, iHome.
4.4. Các dịch vụ FPT cung cấp dành cho khách hàng doanh nghiệp
- Truyền dẫn số liệu: Trong nước (kết nối nội hạt, kết nối liên tỉnh) và quốc tế (IPLC, MPLS, IEPL).
- Kênh thuê riêng Internet: NIX, GIA, Asia Transit.
- Dịch vụ thoại: Trong nước (Điện thoại cố định, VoIP, đầu số 1800/1900) và quốc tế.
- Dữ liệu trực tuyến: Tên miền, lưu trữ dữ liệu và email, thuê máy chủ và chỗ đặt máy chủ, thuê tủ Rack.
- Dịch vụ quản lý: Hội nghị truyền hình, điện toán đám mây, tích hợp hệ thống, dịch vụ bảo mật.
- Dịch vụ Điện toán đám mây – FPT HI GIO CLOUD: là dịch vụ nền tảng điện toán đám mây (Cloud Infrastructure Service) được phát triển bởi FPT Telecom và Internet Initiative Japan (IIJ).
V/. Các chứng chỉ quốc tế FPT đạt được
FPT là một tập đoàn lớn, luôn đặt tiêu chí chất lượng cùng sự uy tín trong từng sản phẩm lên hàng đầu. Sự uy tín đó đã được FPT chứng minh và thể hiện bằng sự nỗ lực cống hiến và những thành tích mà công ty này làm được, cụ thể:
- ISO 9001: 2015, ISO 27001: 2013, ISO 27017: 2015.
- Đối tác Vàng (Gold Partner) CISCO 2015
- Đối tác Vàng (Gold Partner) Microsoft 2016
- Chứng chỉ thiết kế Data Center (Certified Data Center Professional)
- Uptime TIER III
- Cisco Certified Internetwork Expert (CCIE)
- CISSP (Certified Information System Security Professional)
- LEED Certification.
Với những thông tin chia sẻ tổng quát trên đây chắc chắn đã giúp các bạn nắm được các thông tin khái quát về tập đoàn FPT là gì, về quá trình hình thành, phát triển của tập đoàn FPT. Với sự uy tín, tầm ảnh hưởng và khát vọng phát triển nền công nghệ Việt Nam vươn tầm thế giới.
FPT Telecom làm việc cả ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật. Nhân viên hỗ trợ 24/7
- Mạng FPT – Trang Web Công ty Cổ phần Viễn thông FPT Telecom
- Trụ sở chính: Tòa nhà PVI, số 1 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội
- Nhân viên chủ chốt: Chủ tịch HĐQT Co-Fouder: Hoàng Việt Anh ; Tổng giám đốc: Nguyền Hoàng Linh
- Trang chủ: https://fptbinhduong.vn/